Thứ sáu, 25/04/2025 - 18:29
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phiên họp trực tuyến Tổng kết năm 2024 về Chuyển đổi số, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 tỉnh Kon Tum

Chiều ngày 07 tháng 02 năm 2025, tại điểm cầu trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, Đồng chí Lê Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 tỉnh đã chủ trì phiên họp trực tuyến tổng kết năm 2024 về Chuyển đổi số và Đề án 06 cùng Phó Trưởng ban và các Ủy viên Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 tỉnh; Giám đốc Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh, Đại diện lãnh đạo VNPT Kon Tum, Viettel Kon Tum và thành viên Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số tỉnh.

Đồng chí Đặng Trần Huân, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thay mặt Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thành viên Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh tham dự phiên họp và báo cáo trình bày tham luận tại phiên họp về Kết quả triển khai cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; Khó khăn, vướng mắc; nhiệm vụ trong thời gian tới”.

         

Đồng chí Lê Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 tỉnh đã chủ trì Phiên họp trực tuyến tại điểm cầu trực tuyến tỉnh

 

Quang cảnh phiên họp Ban Chỉ đạo tại điểm cầu trực tuyến tỉnh

Tại phiên họp trực tuyến tổng kết năm 2024 về Chuyển đổi số, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 tại điểm cầu trực tuyến tỉnh và các huyện, thành phố đã được xem Video Clip kết quả chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm năm 2025 do Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện; Báo cáo tóm tắt kết quả triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 do Lãnh đạo Công an tỉnh trình bày;

Cũng tại phiên họp đại diện lãnh đạo các Sở, ngành,  địa phương đã trình bày báo cáo tham luận về lĩnh vực của ngành, địa phương quản lý như: Kết quả triển khai cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; Kết quả triển khai KIOSK y tế thông minh trên địa bàn tỉnh; Kết quả thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh; Kinh nghiệm triển khai Hồ sơ cấp độ an toàn thông tin trên địa bàn thành phố Kon Tum.

Kết quả chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh năm 2024 và các nhiệm vụ của các Sở ngành đã được thảo luận đánh giá trực tiếp tại phiên họp của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số và Đề án 06 tỉnh. Trong đó kết quả và định hướng nhiệm vụ phát triển làm giàu cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tạo đột phá trong phát triển kinh tế số do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện được đánh giá thiết thực, rõ nét.

         

Đồng chí Đặng Trần Huân, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thay mặt Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thành viên Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh trình bày tham luận tại Phiên họp tuyến tại điểm cầu tỉnh

Thực hiện chuyển đổi số tỉnh Kon Tum năm 2024 đạt nhiều kết quả được ghi nhận như sau:  (1) Tỷ lệ hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của tỉnh đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Một trong những điểm nổi bật là việc hoàn thành chuyển đổi sử dụng tài khoản VNeID như tài khoản duy nhất để đăng nhập và thực hiện các thủ tục hành chính. Ngoài ra, hệ thống đã hoàn thành việc triển khai tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đối với hai nhóm TTHC liên thông. Cụ thể, đã có 92.063 giao dịch thanh toán trực tuyến phí và lệ phí, với tổng số tiền lên đến trên 6,5 tỷ đồng; đồng thời, có 4.595 giao dịch thanh toán nghĩa vụ tài chính về đất đai với hơn 13,2 tỷ đồng; (2) Tỷ lệ thanh toán trực tuyến theo Bộ chỉ số đánh giá chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp đạt 84,05%, xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố. Trong khi đó, kho dữ liệu dùng chung của tỉnh đã cập nhật 47 bộ dữ liệu, với 21 cơ quan, đơn vị cung cấp dữ liệu mở qua Cổng dữ liệu mở của tỉnh, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Tỉnh đã thực hiện số hóa hồ sơ và kết quả giải quyết TTHC với tỷ lệ số hóa thành phần hồ sơ đạt 86,91% và kết quả giải quyết đạt 83,07%; (3) Toàn tỉnh hiện có 62% xã triển khai các hợp tác xã gắn với sản xuất và tiêu thụ nông sản chủ lực. Các giao dịch thanh toán qua ứng dụng eTax Mobile đạt khoảng 10,5 tỷ đồng. Đồng thời, 237 doanh nghiệp và hộ kinh doanh đã áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, đạt tỷ lệ 94%. Các hình thức thanh toán điện tử trong các lĩnh vực như thu ngân sách nhà nước, tiền điện và tiền nước đều có bước tiến đáng kể, với tổng thu ngân sách qua thanh toán điện tử đạt 1.525 tỷ đồng.

Phát biểu kết luận phiên họp, Đồng chí Lê Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 tỉnh chỉ đạo một số nội dung như sau: Kết quả đạt được có nhiều tiến bộ, song tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến và tái sử dụng dữ liệu số hóa trong giải quyết TTHC vẫn còn thấp; thanh toán không dùng tiền mặt trong các cơ sở giáo dục, khám bệnh và chữa bệnh, cũng như chi trả chính sách an sinh xã hội cho đối tượng thụ hưởng còn gặp nhiều khó khăn. Một số yếu tố như việc tiếp cận công nghệ thông tin (máy tính, điện thoại thông minh, internet) và trình độ công nghệ thông tin của cán bộ vẫn còn là thách thức lớn. Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về chuyển đổi số, đặc biệt qua các cơ quan báo chí, truyền thông; tập trung tuyên truyền vào các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, giúp người dân và doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về lợi ích của chuyển đổi số, đặc biệt là trong việc thực hiện Đề án 06. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần thực hiện kiểm tra, đôn đốc triển khai các khóa bồi dưỡng về chuyển đổi số và an toàn thông tin mạng cho cán bộ, công chức, viên chức; Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuẩn hóa dữ liệu, số hóa hồ sơ TTHC và nâng cao tỷ lệ tái sử dụng dữ liệu số trong giải quyết thủ tục hành chính; Các cơ quan, đơn vị cần tiếp tục nghiên cứu và áp dụng các giải pháp chuyển đổi số phù hợp, đặc biệt là trong thanh toán không dùng tiền mặt cho các đối tượng chính sách xã hội, y tế và giáo dục. Đồng thời, Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị các doanh nghiệp viễn thông và địa phương triển khai các giải pháp xóa vùng lõm sóng, đảm bảo phủ sóng băng rộng di động cho 100% các thôn, làng chưa có sóng. Bên cạnh đó, triển khai kế hoạch cung cấp Internet cáp quang băng rộng cho các khu vực trung tâm của thôn, làng đã có điện lưới quốc gia. Công tác chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 theo dõi, đôn đốc thường xuyên để đảm bảo triển khai hiệu quả và đúng tiến độ.

Trần Văn Cao Sơn


Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

DANH MỤC
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 86
Hôm qua : 79
Năm 2025 : 27.288
Năm trước : 210.880
Tổng số : 825.475